Xin chào các bạn! Hôm nay là thứ 3, ngày 9, tháng 6 năm 2020. Hôm nay mình có rất nhiều bài đọc/bài học, và trải nghiệm ý nghĩa muốn chia sẻ tới các bạn. Bài viết sẽ hơi dài, hi vọng các bạn đủ kiên nhẫn catchup tới hết với mình nhé!
Đây là bài báo cáo mới nhất của Facebook kết hợp với công ty tư vấn Bain Company, nói về 6 xu hướng tiêu dùng kỹ thuật số ở thị trường Đông Nam Á được hình thành trong gần 6 tháng đầu năm 2020. Cá nhân mình rất tích cách bài báo cáo dùng từ "The Next Normal" (Trạng thái bình thường tiếp theo) , thay cho từ "The new normal" ( Trạng thái bình thường mới), với hàm nghĩa các xu hướng được dự đoán có ảnh hưởng dài hạn hơn.
1. Mua sắm trực tuyến các sản phẩm thiết yếu
Có thể nói Covid-19 là lý do chính khiến mọi người ở nhà và hình thành thói quen mua sắm trực tuyến, phần chính là các sản phẩm thiết yếu như đồ ăn, nguyên liệu nấu nướng. Theo báo cáo, 48% người tiêu dùng được khảo sát trả lời là chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm tạp hoá tươi sống, và 83% trả lời là vẫn sẽ tiếp tục mua như vậy sau khi dịch kết thúc.
2. Gia tăng việc khám phá các ứng dụng mới
Theo báo cáo, 85% người tiêu dùng ở Đông Nam Á được khảo sát trả lời là họ đã dùng thử các ứng dụng app mới. Phó tổng giám đốc của Tiki- anh Khanh Ngo cũng có trả lời phỏng vấn là, ở Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng tỉ lệ % người tiêu dùng trải nghiệm ứng dụng số lần đầu tiên, điều này cũng góp phần làm gia tăng việc mua sắm trực tuyến tăng mạnh trong mấy tháng vừa qua.
3. Cân nhắc kỹ hơn về các giá trị khi mua sắm
Nguyên nhân được đưa ra là do ảnh hưởng từ khủng hoảng Covid-19, mọi người có xu hướng chi tiêu thắt chặt hơn, ít theo đuổi chủ nghĩa vật chất hay sản phẩm xa xỉ, mà chú trọng hơn vào việc mua sắm các sản phẩm thiết thực, bảo đảm cho cuộc sống ở giai đoạn mới này. Mặc dù vậy, theo như thống kê bên dưới đây, Việt Nam mình đứng cuối nhóm với 43% người trả lời là cân nhắc tới giá trị mua sắm hơn.
4. Gia tăng lựa chọn nhãn hàng có uy tín, đáng tin cậy
Theo báo cáo, 42% người tiêu dùng được khảo sát trả lời là họ mua sản phẩm từ các hãng có uy tín nhiều hơn trong những tháng gần đây, không chỉ vì chất lượng sản phẩm, mà còn là sự sẵn có của sản phẩm khi mua . Và có một con số thú vị nữa là có tới hơn 30% người trả lời là họ sẽ chuyển sang hãng khác nếu không tìm thầy sản phẩm mong muốn. Có nghĩa là khi các hãng triển khai đa dạng hoá các kênh bán hàng, từ cửa hàng vật lý tới cửa hàng trực tuyến, luôn cần phải đảm bảo hàng sẵn có ở các kênh để duy trì niềm tin từ khách hàng.
5. Sức khoẻ và phúc lợi là sự ưu tiên hàng đầu
Theo báo cáo, 73% người tiêu dùng được khảo sát trả lời là họ quan tâm hơn tới sức khoẻ của mình, con số này lớn hơn nhiều so với khảo sát người tiêu dùng ở Mỹ (chỉ khoảng 40%), đặc biệt lại ở các thị trường kinh tế đang phát triển như khu vực Đông Nam Á. Điều này cho thấy cơ hội rất lớn mà chưa được khai phá hết trong ngành y tế ở các thị trường này.
6. Duy trì ở nhà và không tiếp xúc
Theo báo cáo, 77% người tiêu dùng được khảo sát trả lời là họ thường xuyên chuẩn bị đồ ăn nấu nướng ở nhà, và ít nhất 65% xem TV hay xem phim giải trí tực tuyến theo yêu cầu, và 37% người bắt đầu sử dụng ứng dụng hiện diện từ xa (remote presence apps). Thanh toán không tiếp xúc (Contactless payments) cũng cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc, dịch vụ thanh toán GCash ở Philippines đã chứng kiến sự gia tăng 30% về khối lượng giao dịch kể từ tháng 3 và trở thành ứng dụng tài chính được tải xuống nhiều nhất trong Google Play Store.
Trong khuôn khổ hội thảo “The Digital Health Investment Landscape Post-COVID-19: What’s Next in 2020 and Beyond?”, bà Lisa Suennen là đồng sáng lập quỹ đầu tư tập trung vào mảng y tế - Psilos Group với tổng số tiền đầu tư trên 500 triệu USD. Bà có chia sẻ nhiều dự đoán về xu hướng tiềm năng trong mảng Y tế Số hậu Covid-19, trong đó mình ấn tượng với 2 nhận định lớn, như dưới đây:
Winners- "người chiến thắng" trong mảng y tế này, là những công ty cung cấp giải pháp cho chuỗi cung ứng y tế (supply chain solutions), thử nghiệm lâm sàng trực tuyến (virtual clinical trials), trị liệu/chuẩn đoán trực tuyến (và số hoá) (digital therapeutics/diagnostics), giải pháp phân tích dự đoán (predictive analytics), giải pháp đào tạo nghề trực tuyến (digital training solutions )
Losers- "người thua cuộc" trong mảng này sẽ là dịch vụ y tế chỉ phụ thuộc vào giao dịch vật lý (brick-and-mortar growth dependent), bên cung cấp các dịch vụ “nice to have.” mà chưa thực sự thuyết phục khách hàng trả tiền mua trong thời gian khó khăn này. Ngoài ra, các công ty chỉ tập trung vào các giải pháp phục vụ cho COVID-19 cũng được cảnh báo là họ sẽ không có nhiều cơ hội khi mà dịch qua đi, mọi thứ trở về trạng thái bình thường mới.
Mình cảm thấy khá an tâm vì 2 startup quỹ mình đầu tư ở Việt Nam là eDoctor và BuyMed, đang được đi đúng theo xu hướng, và có nhiều cơ hội lớn để phát triển. Nhưng đương nhiên để trở thành Winners thực sự, còn cần rất nhiều yếu tố nữa, như yếu tố quan trọng nhất là con người với founder và đội ngũ team hùng mạnh, sau đó là các chiến lược phát triển đúng đắn,..
TechinAsia có cái nhìn rất đầy đủ với các số liệu dẫn chứng tuyết phục cho thấy Covid-19 đã thay đổi ngành Media như thế nào ở châu Á.
Cụ thể có 2 sự thay đổi lớn, như sau:
1. Gia tăng mảng tin tức, giáo dục và game trực tuyến.
Theo Nielsen, ở các nước Bắc Á các trang tin tức đã có lưu lượng truy cập tăng tới 36% trong tháng 2 so với một tháng trước đó.
Các chương trình giải trí và nội dung giáo dục cho trẻ em tăng đột biến lên tới 50%
Nội dung trực tuyến trên di động ở Đông Nam Á tăng 60%
2- Suy giảm ở mảng in ấn truyền thông và quảng cáo
Covid-19 khiến các công ty cắt giảm chi phí quảng cáo, cùng với sự hạn chế tiếp xúc khiến cho các báo giấy và cả ngành in ấn nói chung gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, công ty in ấn truyền thống Blu Inc ở Malaysia đã phải đóng cửa dừng hoạt động vào tháng 3 vừa qua.
Thiết lập trật tự "Bình thường mới" trong ngành Media:
Người làm quảng cáo cần phát triển nội dung số mang hơi thở thời đại gần gũi với cuộc sống hơn.
Gia tăng các dịch vụ Quảng cáo tự động hoá và tự phục vụ (automation and self-service products) nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian, hiệu quả hơn trong việc tiếp cận đúng đối tượng.
Đề xuất nội dung phù hợp cho khách hàng dựa trên nguồn dữ liệu phong phú và độ am hiểu người dùng.
Các casestudy tiêu biểu:
Spotify gần đây giới thiệu Ads Studio hỗ trợ các Marketer của doanh nghiệp làm quảng cáo âm thanh nhanh, tiết kiệm và đánh trúng tập khách hàng mục tiêu hơn.
Ứng dụng Douyin (thuộc sở hữu của ByteDance) cho phép người dùng tìm kiếm và mua ngay quần áo cũng như các hàng hóa khác mà họ đã thấy trong video.
Công ty phát triển ung dụng di động Imaginato và nền tảng thương mại điện tử Astro GoShop của Malaysia đã hợp tác với nhau nhằm mục đích giúp các cửa hàng truyền thống được quảng cáo và kết nối với khách hàng trực tuyến.
Đây là bài phỏng vấn độc quyền của Vietcetera với CEO của Doulingo- Luis von Ahn. Dưới đây là những takeaways quan trọng.
Những con số ấn tượng của Doulingo:
Tính đến đầu năm 2020, hơn 300 triệu người dùng toàn cầu sử dụng ứng dụng Duolingo để học 38 ngôn ngữ khác nhau hoàn toàn miễn phí.
Bài thi chứng chỉ tiếng Anh trực tuyến Duolingo English Test cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc với số lượng người đăng ký thi trên toàn cầu tăng gấp 700% kể từ đầu năm 2020 và riêng tại thị trường Trung Quốc, tỉ lệ tăng trưởng cũng đã đạt 1000% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù chưa thực hiện bất kỳ dự án quảng bá cho các sản phẩm của mình ở Việt Nam nhưng Duolingo hiện tại đã có hơn 2,4 triệu người dùng trên cả nước.
Duolingo English Test hiện được chấp nhận bởi gần 2.000 trường đại học trên toàn thế giới với số lượng đang tăng lên từng ngày.
Lệ phí thi Duolingo English Test là 1.150.000 triệu VNĐ (49 USD), bằng ¼ so với các bài thi truyền thống khác.
Thời gian thi được rút ngắn chỉ còn dưới một giờ, thay vì 3-4 giờ như các bài thi truyền thống khác.
Chưa bao giờ hơn lúc này, chúng ta được chứng kiến rất rõ ràng mọi hoạt động từ giải trí, làm việc hay học tập cũng có thể được thu gọn trước màn hình máy tính hay điện thoại. Chúng ta có thể học trực tuyến, rồi tiếp theo sẽ là thi trực tuyến giúp người thi không bị ràng buộc bởi giới hạn về thời gian và không gian. Giải pháp thi trực tuyến Duolingo English Test đã cho thấy được tiềm năng thay thế ưu việt cho các dịch vụ thi tiếng Anh truyền thống như TOEFL và IELTS. Cùng với việc ứng dụng công nghệ AI trong tất cả các khâu, từ quá trình tạo bài thi đến quản lý, bảo mật và cách tính điểm, khiến người thi có được trải nghiệm thi với chi phí thấp hơn nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo.
Đây là "cuốn sách giáo khoa kinh điển mọi thời đại" dành cho các nhà sáng lập-CEO của startup. Mình đã đọc nội dung này nhiều lần và hôm nay quyết định đọc lại nó. Vì hôm nay mình chứng kiến một CEO có hẹn họp trực tuyến với mình, nhưng tới giờ họp không thấy đâu, mình liên lạc không thấy trả lời, mãi sau CEO đó mới liên lạc lại nói là do hôm qua đi ăn nhậu sinh nhật bạn nên hôm nay không dậy được. Thật buồn với lý do và tác phong làm việc của CEO đó. Vì vậy, mình quyết định chia sẻ nội dung này, hi vọng vị CEO đó đọc được, cũng như các bạn đang là CEO hoặc to-be-CEO sẽ tham khảo để tiếp thêm động lực và có thêm nhiều bài học để làm một người CEO thành công:
CEO phải là người trước tiên làm được những điều CƠ BẢN như sau:
Thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược cho công ty,
Thu phục lòng người làm việc cho mình và khách hàng mua sản phẩm cho mình
Tuyển dụng và quản lý nhân viên tốt, lưu ý cần tuyển dụng những người có thể bổ trợ tốt cho CEO
Gọi vốn để duy trì runway tới ngày công ty phát triển thành công
Thiết lập các kế hoạch hành động cùng với tiêu chuẩn đề ra (set the execution quality bar)
Đặc biệt, ngoài ra:
CEO phải siêu nhạy bén với bên trong công ty và thế giới bên ngoài, luôn rõ ràng về các chiến lược và thứ tự ưu tiên, thực hiện mọi thứ quan trọng và thực hiện nhanh chóng. Nếu team của bạn thấy bạn làm vậy, họ cũng sẽ làm vậy.
CEO là người cô độc. Vì vậy CEO cần có mối quan hệ với các CEO khác (hay VCs), có thể gọi điện hay gặp gỡ chia sẻ mỗi khi bạn thấy mình không ổn.
CEO phải ăn uống tốt, ngủ tốt và tập thể dục. CEO phải dành thời gian cho gia đình và bạn bè. CEO cũng phải có những sở thích và đam mê riêng. Tất cả những điều này sẽ giúp CEO "chạy bền với startup" được 10 năm tới ngày thành công.
CEO hãy cứ hỏi bất cứ ai có thể giúp đỡ bạn (“just ask them”) và hãy cứ làm ( “just do it”) những gì bạn tin tưởng và cần phải làm.
Trên đây là tất cả nội dung mình muốn chia sẻ, hi vọng các bạn vẫn kiên nhẫn đọc hết để Catchup với mình hôm nay. Hi vọng những nội dung này sẽ giúp ích được phần nào tới các bạn.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào ngày mai nhé!
Thank you for your informative data and great references!
Cám ơn em đã đọc và tìm thấy động lực cố gắng thành một strong CEO nhé!
Cảm ơn bài viết của chị, đúng là mới làm CEO nên giữ cân bằng mọi thứ ko đc tốt. Điển hình là vài tháng qua chưa tập thể dục. Phải chăm chỉ hơn mới được :D