top of page

CafeF: Đằng sau 'Mùa đông gọi vốn': Gáo nước lạnh từ sai phạm tài chính của startup và 'Mùa đông đầu tư' của các quỹ mạo hiểm

Trong bối cảnh thị trường startup hiện nay mang đặc điểm “Thiếu Cung - Thừa Cầu”, với startup là “Mùa đông gọi vốn”, thì với nhà đầu tư là “Mùa đông đầu tư” này, các nhà đầu tư mạo hiểm đã học được rất “nhiều bài học đắt giá” từ trong chính giai đoạn đỉnh cao 2021, khiến họ trở nên sáng suốt, tỉnh táo, đầu tư có chọn lọc hơn với tiêu chuẩn đầu tư được nâng cao. Cụ thể, đó là những sự sàng lọc dựa theo những suy tính cân nhắc tiêu chuẩn cao hơn như thế nào mà khiến “Cung chưa thể gặp Cầu” hiện nay? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé! P/s: Xin cám ơn báo CafeF đã ủng hộ và đăng lại bài blog gần đây của tôi trên quý báo nhé!

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài báo và key takeaways dưới đây nhé!



  • Nếu bạn gặp và hỏi các nhà đầu tư startup, đặc biệt là quỹ đầu tư mạo hiểm, những quỹ vẫn còn nguồn lực vốn để giải ngân, vẫn còn hoạt động tích cực trên thị trường với mong muốn đầu tư vào startup, thì bạn sẽ nhận thấy thách thức được nêu lên là, dù họ đã nỗ lực gặp rất nhiều startup, nhưng không có nhiều deal đủ tốt để đưa lên IC (Investment Committee) - Hội đồng đầu tư, hoặc có deal đưa được lên IC thì cũng không được thông qua để đầu tư. Có thể nói, họ có Cầu muốn đầu tư, nhưng không có đủ Cung - các startup đủ tốt đạt tiêu chuẩn đầu tư.

  • Do đó, tôi nhận thấy cấu trúc vốn của thị trường startup hiện nay, mang đặc điểm của Thiếu Cung - Thừa Cầu, đứng từ góc nhìn của cả hai phía, startup và nhà đầu tư. Cũng vì vậy, nếu với startup là “Mùa đông gọi vốn”, thì với nhà đầu tư startup, chính xác phải là “Mùa đông đầu tư”

  • “Mùa đông đầu tư” này đã tới trong một bối cảnh mà các nhà đầu tư mạo hiểm đã học được rất “nhiều bài học đắt giá” từ trong chính giai đoạn đỉnh cao 2021, khiến họ trở nên sáng suốt, tỉnh táo, đầu tư có chọn lọc hơn với tiêu chuẩn đầu tư được nâng cao. Cũng vì vậy mà họ trở nên thận trọng đầu tư để sàng lọc startup phù hợp với tiêu chuẩn đầu tư của mình. Cụ thể, đó là những sự sàng lọc dựa theo những suy tính cân nhắc tiêu chuẩn cao hơn như thế nào mà khiến “Cung chưa thể gặp Cầu” hiện nay?

  • Đầu tiên, chúng ta rất cần những startup được lãnh đạo bởi những nhà sáng lập có năng lực nền tảng vững chắc, có sự linh hoạt nhạy bén, có bản lĩnh quyết liệt với việc thực hiện thật hiệu quả các thử nghiệm liên tiếp trong một nguồn lực hữu hạn, để “navigate - dò đường” tìm thấy được PMF, để phát triển startup bứt phá trong khó khăn.

  • Tiếp theo, chúng ta rất cần những startup, có tầm nhìn phát triển dài hạn bền vững, có năng lực quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance), đặc biệt trong đó có kỷ luật trong duy trì những giá trị đạo đức của nhà sáng lập và đội ngũ, kỷ luật quản lý tài chính hiệu quả và minh bạch. Đây cũng là tiền đề quan trọng để giải bài toán trong bài toán Con Gà - Quả Trứng, trong thách thức duy trì niềm tin của các nhà đầu tư, để có thể thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư, gia tăng được nguồn lực đầu tư cho sự phát triển của startup.

  • Cuối cùng, không thể không nhắc đến thách thức mang tên Exit - thoái vốn vẫn còn đang là cánh cửa rất hẹp, thách thức niềm tin và sự kiên nhẫn của mọi nhà đầu tư vào startup tại Việt Nam hiện nay. Chúng ta rất cần những startup có thể phát triển với mô hình kinh doanh tạo ra lợi nhuận bền vững hơn, và lộ trình Exit rõ ràng hơn so với hiện nay. Điều này rất quan trọng, để giúp các nhà đầu tư có thêm niềm tin rằng hệ sinh thái startup Việt Nam tiềm năng thực sự, đồng thời để các thế hệ các nhà sáng lập tiếp theo có đủ niềm tin rằng có cơ hội thành công nếu họ khởi nghiệp.

  • Do đó, để Cung gặp Cầu thì trong hệ sinh thái startup của Việt Nam chúng ta rất cần gia tăng cả về Chất và Lượng của các công ty startup trong việc cho thấy tiềm năng phát triển bứt phá, quản trị tốt để phát triển bền vững, tạo ra được lộ trình exit cùng thắng cho mọi người.

bottom of page